Gỗ tự nhiên luôn có một nhược điểm khiến mọi người đều phải e ngại đó chính là tình trạng mối mọt. Ngay ở cả những sản phẩm cao cấp, dù được đảm bảo trước đó những sau một thời gian vẫn xuất hiện tình trạng này. Vậy nên, việc nắm bắt cách xử lý gỗ chống mối mọt sao cho hiệu quả và đảm bảo là những thông tin không nên bỏ lỡ lúc này.
Tác nhân gây ra mối mọt ở gỗ
Có lẽ sẽ rất nhiều bạn thắc mắc không hiểu vì sao mà những món đồ bằng gỗ nhà mình rất đắt đỏ, thuộc dòng sản phẩm cao cấp nhưng vẫn bị mối mọt, dù trước đấy người bán đã khẳng định chất lượng rất vượt trội. Hay những loại gỗ tự nhiên lâu năm, có giá thành không rẻ chút nào mà vẫn không tránh được tình trạng này thì nguyên nhân từ đâu mà ra? Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm, bởi gỗ hay các sản phẩm được gia công từ gỗ, nhất là gỗ tự nhiên luôn là những sự lựa chọn hàng đầu.
Thế nhưng với tình trạng mối mọt như này, chắc chắn sẽ khiến chất lượng bị giảm sút nhanh chóng và còn gây ra sự khó chịu, bất tiện cho người dùng. Theo đó, trong gỗ tự nhiên luôn chứa một lượng không nhỏ tinh bột, đường và nước. Dù đã khai thác và để khô trong một khoảng thời gian nhất định thì những chất này cũng khó biến mất hoàn toàn. Bột đường này chính là nguồn thức ăn ưa thích của các loài xâm hại nấm, mối, mọt,… Do đó trước khi đem đi gia công, chế biến thì gỗ cần phải được xử lý chống mối mọt cho gỗ nghiêm ngặt nếu không sẽ rất khó tránh được điều này.
Nếu xử lý gỗ chống mối mọt tốt cùng với quá trình sử dụng, bảo quản đảm bảo hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, côn trùng gây hại,… thì càng làm tăng tuổi thọ, độ bền đẹp cho các sản phẩm làm từ gỗ. Nhưng ngược lại, khi quá trình này không đảm bảo, cộng thêm các tác nhân của môi trường xung quanh thì càng đẩy nhanh hơn tình trạng này diễn ra. Theo hàng năm, thiệt hại do mối gây ra ước tính đến 16,6 tỷ đô trên toàn cầu.
Loài mối "gỗ khô" là loài chủ yếu gây hại cho gỗ và các sản phẩm được gia công từ gỗ. Có thể phát hiện tổ mối gỗ khô một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe zigzag, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Ngoài ra, trong quá trình này chúng còn phát ra những âm thanh khiến chúng ta rất khó chịu và cảm thấy phiền.
Hướng dẫn cách xử lý gỗ chống mối mọt đầy hiệu quả
Nếu như là trước kia, khi công nghệ cùng với máy móc vẫn có sự hạn chế nhất định thì việc xử lý gỗ chống mối mọt đa phần sẽ được thực hiện theo cách truyền thống là ngâm nước. Nhưng cách này sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy với sự phát triển như hiện nay chúng ta ngày càng có thể các cách chống mối mọt cho gỗ tối ưu hơn rất nhiều và các bạn có thể tham khảo ngay sau đây cùng chúng tôi.
Xử lý chống mối mọt cho gỗ bằng dầu hỏa
Ắt hẳn rất nhiều bạn đã từng được nghe nhắc đến cách xử lý mọt gỗ bằng dầu chống mối một và loại dầu được nhắc đến ở đây chính là dầu hỏa. Không chỉ hữu ích trong việc xử lý chống mối mọt cho gỗ mà dầu hỏa còn giúp xua đuổi rất nhiều loại công trùng khác.
- Bước 1: Bôi dầu hỏa vào toàn bộ bề mặt của gỗ (hoặc dùng kim tiêm, bơm trực tiếp vào các lỗ mốt đục lộ ra trên bề mặt) sau đó mang ra nắng phơi khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
- Bước 2: Dùng một lớp nilon phủ lên bề mặt của gỗ để tránh mùi dầu bay ra ngoài gây khó chịu, và giúp dầu thẩm thấu vào bên trong gỗ.
- Bước 3: Sau khi đợi khô hoàn toàn, bạn bôi thêm lần nữa và tiếp tục bọc nilon và để cho khô.
- Bước 4: Tiếp đến khi bề mặt đã khô lần hai, dùng nước xà phòng lau sạch để khử mùi của dầu đốt và yên tâm sử dụng hơn.
- Bước 5: Khi mọt đã trừ xong, bạn còn phải lấp các lỗ mọt để chúng không quay lại tấn công. Hãy dùng sáp ong trộn với hợp chất gồm 10 phần dầu thông, 10 phần dầu hôi và 1 phần long não. Bạn nhồi thật kỹ và dùng hợp chất này nhét vào các lỗ mọt, cuối cùng lấy sáp ong nguyên chất trét bằng mặt và dùng véc-ni đánh bóng. Hoặc nếu là đồ gỗ thành phẩm có sơn thì dùng sơn quét lên trên là được.
Lưu ý: Dầu hỏa chỉ xua đuổi được mối mọt tạm thời, chứ không có tác dụng diệt tận gốc mối mọt.
Xử lý bằng cách ngâm gỗ vào nước vôi
Nhiều bạn ắt hẳn vẫn thường thắc mắc không biết gỗ ngâm nước vôi có tác dụng gì mà ông cha ta vẫn thường làm. Và câu trả lời là có và đặc biệt đây chính là một trong những cách xử lý chống mối mọt cho gỗ rất hiệu quả. Việc ngâm gỗ vào nước vôi sẽ khiến những con mốt “chạy mất dép” và không còn dám tấn công gỗ của bạn nữa.
Cách xử lý mọt gỗ bằng vôi cũng rất đơn giản, hòa vôi bột với nước để tạo thành một dung dịch chống mối mọt cho gỗ sau đó đi quét đồ gỗ. Nước vôi bám vào gỗ sẽ không có con mối mọt nào dám tấn công những đồ nội thất bằng gỗ của bạn nữa. Ngoài ra, còn một cách nước cũng được nhiều người áp dụng là sử dụng trực tiếp vôi bột, sau đó rắc trực tiếp vào những đồ gỗ có mối mọt đang phá hoại. Vôi bột tỏa nhiệt rất cao, sẽ khiến mối mọt bị bỏng rát và phải bỏ ra ngoài.
Xử lý bằng thuốc ngâm gỗ chống mối mọt
Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, nhằm tối ưu hiệu quả và rút ngăn thời gian xử lý gỗ chống mối mọt hơn thì hiện nay các nhà sản xuất đã tung ra thị trường rất nhiều loại thuốc chống mối mọt cho gỗ có sẵn. Vì phần nước các loại thuộc này sẽ đều phải hòa với nước ra để sử dụng nên còn được gọi là thuốc ngâm gỗ chống mối mọt, nên khi đi mua gọi theo cách nào cũng đều được.
Những chế phẩm sinh học này phần lớn đều được đánh giá là an toàn cho sức khỏe con người. Khi mối mọt dính thuốc sẽ không bị chết ngay tại chỗ, chúng sẽ mang thuốc về lây lan cho cả tổ mối. Theo cơ chế lây truyền sinh học một con mối thợ dính thuốc sẽ khiến cho cả tổ mối và cả mối chúa chết theo. Sử dụng thuốc diệt mối mọt sinh học có độ tồn lưu lâu và bám dính tốt trên bề mặt. Mang lại hiệu quả phòng chống mối mọt lâu từ 4 – 6 tháng, vừa hiệu quả mà còn được đánh giá là tiết kiệm chi phí.
Xử lý gỗ chống mối mọt bằng Axit Boric
Axit Boric là một axit yếu của bo, có dạng tinh thể, không màu hoặc có màu trắng, tan trong nước. Axit boric được biết đến với rất nhiều công dụng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mỹ phẩm, sản xuất sành sứ, men, thuỷ tinh, da, thảm, xi măng,… Điều bất ngờ hơn cả là axit boric còn được dùng làm chất bảo quản thường dùng trong gỗ và sợi.
Bạn chỉ cần hòa Axit Boric với nước để giảm bớt độ axit không gây hại cho chất lượng gỗ. Rồi dùng bơm kim tiêm hút dung dịch axit, sau đó bơm dung dịch Axit Boric loãng trực tiếp vào các lỗ mối mọt cắn phá trên đồ gỗ hoặc rắc trực tiếp bột axit lên những khúc gỗ đang bị phá hoại. Hợp chất hóa học trong Axit Boric sẽ làm cho loại côn trùng này chết dần dần. Để diệt hết mối mọt đang tấn công trên gỗ triệt để, bạn cần mất thời gian dài khoảng 30 – 60 ngày.
Xử lý gỗ chống mối mọt bằng cách ngâm nước
Đây có thể nói là cách truyền thống nhất trong tất cả các cách mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết ngày hôm nay. Cách này thường được người dân ở vùng quê, vùng núi áp dụng vừa hiệu quả mà lại không tốn kém. Nếu lần đầu tiên biết đến nhiều bạn sẽ không khỏi thắc mắc ngâm gỗ trong nước để làm gì? hay tương tự ngâm tre trong nước để làm gì?
Theo kinh nghiệm của người xưa, để gỗ hay tre nứa không bị mục nát, mối xông thì sau khi đốn hạ phải đem ngâm trong nước, ao bùn. Trung bình một năm sau mới vớt lên để khô ráo rồi mới đem sử dụng. Gỗ được ngâm trong nước, ao bùn theo thời gian sẽ làm cho các chất dinh dưỡng như tinh bột, đường,… bị phân huỷ, các chất còn lại chủ yếu là xenlulo, hemixenlulo, linhin. Như vậy nguồn thức ăn từ gỗ, tre đối với mối mọt là không còn nữa và sẽ tránh được tình trạng này xảy ra.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc xử lý chống mối mọt
Đa số hiện nay các xưởng hay cá nhân đều muốn áp dụng các cách xử lý gỗ chống mối mọt có hiệu quả nhanh nhất, cao nhất vì vậy những cách truyền thống như ngâm nước, áo bùn hay dùng vôi đều không được đề cập đến nhiều. Thay vào đó sẽ sử dụng các loại thuốc xử lý chống mối mọt bán sẵn rất nhiều ở nhiều cửa hàng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, dù được đánh giá là “an toàn với sức khỏe người dùng”, nhưng việc dùng thuốc hay chính xác hơn là các chế phẩm sinh học chưa bao giờ là đảm bảo 100% cả. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chống mối mọt cho gỗ hãy cân nhắc đến những điều sau đây.
- Thứ nhất: Lựa chọn các sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt về các thành phần hóa học, mua sắm ở các địa chỉ uy tín.
- Thứ hai: Trước khi tiến hành phun thuốc diệt mối cần phải che phủ hoàn toàn đồ đạc, chăn màn, quần áo, những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Thứ ba: Những khăn lau, thảm nhà nếu bị dính thuốc trong quá trình xử lý cần phải được giặt cẩn thận sau phun thuốc.
- Thứ tư: Những loại đồ ăn, thực phẩm, thức uống cần được đậy nắp và cất kín khi phun thuốc.
- Thứ năm: Khi phun thuốc, nếu ở trong nhà thì bạn cần phải bịt khẩu trang chuyên dụng, đối với trẻ em thì phải cho ra ngoài khu vực phun thuốc.
- Thứ sáu: Khi kết thúc quá trình phun thuốc, bạn nên đợi khoảng 30 – 45 phút để quay lại sinh hoạt như bình thường.
- Thứ bảy: Sau khi phun thuốc xong bạn cần phải lau rửa, giặt kỹ những đồ đạc trong nhà, đặc biệt là đồ dùng sinh hoạt để tránh gây ngộ độc.
Gợi ý cách chống mối mọt cho đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên
Đa phần hiện nay chúng ta chỉ sử dụng các sản phẩm nội thất bằng gỗ tự nhiên có sẵn trên thị trường, rất ít ai tự mua gỗ về rồi tự xử lý chống mối mọt trước sau đó mới đi đóng thành đồ dùng. Nên không thể chắc chắn được rằng sản phẩm mà mình mua đã đựa xử lý gỗ chống mối mọt trước đấy hay chưa. Ở những địa chỉ uy tín thì dường như điều này sẽ được đảm bảo hơn, thế nhưng “của bền tại người” nếu như các bạn biết cách phòng chống mối mọt cho đồ gỗ nội thất tự nhiên chẳng phải vẫn tốt hơn rất nhiều hay sao.
Hạn chế tối đa gỗ nội thất bị dính nước
Khi lựa chọn vị trí đặt, bố trí đồ nội thất gỗ các bạn cần phải tránh những khu vực có độ ẩm quá cao hay là đặt sát với tường nhà. Ngoài ra trong quá trình sử dụng hạn chế tối đa việc làm đổ nước lên trên bề mặt sản phẩm, nếu có hãy lau khô nhanh nhất có thể. Bởi độ ẩm, nước chính là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mối phát triển. Vì vậy, bạn cần giữ cho môi trường xung quanh luôn khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp,...
Nhiều khách hàng thắc mắc gỗ sồi và gỗ xoan đào gỗ nào tốt hơn, cũng như các chất liệu gỗ nào chống ẩm,... Tuy nhiên dù cao cấp đến mấy nhưng gỗ bị ngâm nước thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng chất lượng.
Đem đồ gỗ nội thất đi phơi nắng
Do nước ta là kiểu thời tiết đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt là vào các tháng giao mùa trong năm độ ẩm lúc nào cũng sẽ ở mức cao. Vì vậy rất khó tránh được tình trạng độ gỗ bị nhiễm ẩm. Nên đối với những sản phẩm có thể di chuyển được, tốt nhất nên đem ra ngoài trời phơi nắng. Cứ khoảng 3 tháng phơi nắng 1 lần, mỗi lần chỉ nên phơi khoảng 15 phút. Tránh phơi quá lâu dưới điều kiện nắng quá to, quá gắt sẽ khiến đồ gỗ bị khô gây ra tình trạng cong vênh, nứt.
Sử dụng tinh dầu cam hoặc ớt tươi
Cam và ớt tươi không còn xa lạ với chúng ta, nhưng chúng lại là những “khắc tinh” của mối mọt. Bạn có thể tinh dầu cam và ớt tươi xịt trực tiếp lên đồ gỗ để đuổi mối mọt. Nhưng đối với những gia đình có trẻ nhỏ nên tránh sử dụng ớt tươi, thay vào đó hương cam sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Định kỳ sơn chống mối mọt cho gỗ
Chúng ta vẫn thường được khuyên rằng, để đồ gỗ luôn được mới lâu cần định kỳ sơn lại cho sản phẩm. Trong trường hợp này thì các bạn cũng nên định kỳ dùng các loại sơn chuyên dụng chống mối mọt. Các loại sơn chống mối mọt cho gỗ không những ngăn chặn được tình trạng này; mà còn tăng thêm vẻ đẹp cho đồ dùng của gia đình; trông cứ như bạn mới mua đồ nội thất gỗ mới vậy.
Đối với những sản phẩm nội thất đang được phân phối trên toàn bộ hệ thống showroom của Vương Quốc Nội Thất. Chúng tôi luôn cam kết, gỗ được chọn lọc và xử lý chống mối mọt rất kỹ lưỡng cùng công nghệ hàng đầu. Kết hợp thêm việc sử dụng các loại sơn nội thất chống mối mọt vô cùng hiệu quả.
Việc áp dụng một trong các cách xử lý gỗ chống mối mọt được chúng tôi đề cập đến trên đây, hứa hẹn luôn mang đến những hiệu quả đầy bất ngờ cho bạn. Mong rằng các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích, cũng như những kiến thức đầy thú vị với bài viết ngày hôm nay. Và đừng quên theo dõi phần tin tức của chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhanh nhất những kiến thức hay cho mình.