Nét đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

Chào mừng quý khách đến với website của BÉ NHÀ GỖ

longthanh0977.tn@gmail.com

Hỗ trợ khách hàng 24/7

0977463840 0977463840
Nét đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Ngày đăng: 07/12/2022 07:49 AM

         Nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ là một trong những kiểu nhà trưng không hề lẫn đi đâu trong hệ thống kiến trúc Việt Nam. Để có thể hiểu kỹ và sâu về mẫu nhà này, xin mời quý vị cùng theo dõi những thông tin ở bài viết dưới đây.

    1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà gỗ truyền

         Nhà gỗ truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời và trải qua chiều dài của lịch sử. Đến nay đã có nhiều sự thay đổi và phát triển. Từ nội dung bên trong cho đến hình thức bên ngoài. Kiểu kiến trúc này được hình thành cùng từ khi nền văn hóa làng xã ở Bắc Bộ.

         Dần dần theo sự phát triển của lịch sử, xã hội đô thị hóa ngày càng tăng cao. Quy chuẩn của những mẫu nhà nông thôn Bắc Bộ cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện ở nhiều đặc điểm, hãy cùng đi tìm hiểu ở nội dung tiếp theo.

    2. Nét độc đáo trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

         Nhà ở truyền thống Bắc Bộ mang trong mình một nét riêng hiếm thấy. Những điều độc đáo này thể hiện ở những điểm sau đây:

    Thứ nhất: hình thức nhà

         Là kiểu nhà xuất hiện nhiều ở làng quê Việt Nam. Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ chủ yếu đều có bố cục là gian lẻ 3 gian, 5 gian, 7 gian. Gian chính giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, những gian biên là nơi để nghỉ ngơi và sinh hoạt cá nhân cho cả gia chủ.

    Thứ hai: Về chất liệu làm nhà gỗ cổ truyền

         Khác với các kiểu kiến trúc nhà ở của nhiều vùng miền khác nhau. Thì nhà ở truyền thống Bắc Bộ có nguyên liệu chính là từ gỗ tự nhiên. Các loại gỗ phổ biến được sử dụng trong kiểu nhà cổ truyền thường sẽ là: gỗ lim, gỗ xoan, gỗ mít, gỗ sến, táu, gõ đỏ,...

    Thứ ba: Phần mái nhà

         Điểm độc đáo thứ 3 là phần mái nhà. Nhà ở kiến trúc cổ truyền Bắc Bộ có phần mái với độ dốc lớn. Có tác dụng là tránh mưa, tránh dột. Ngoài ra còn tận dụng không gian từ độ dốc là thành các gác lửng để phục vụ sinh hoạt thuần nông. Phần mái nhà thường đưa ra xa chân tường, để tránh mưa vào chân cột để tăng độ bền cho ngôi nhà. Chất liệu mái thường sẽ được lợp bằng các loại ngói là: ngói mũi hài, ngói lưu ly, ngói âm dương,...

    Thứ tư: Về hoa văn, họa tiết được chạm khắc

         Đối với nhà ở cổ truyền Bắc Bộ thì được chạm khắc rất nhiều hoa văn tinh xảo, họa tiết sắc nét, cầu kỳ và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Cụ thể những hoa văn được chạm khắc trên kiểu nhà này có thể là: rồng, phượng, chim, hạc, kỳ lân, tùng – cúc – trúc – mai, đào – lê – thủ – lựu, họa tiết lá lật, hoa sen, các chữ vạn thọ,... Toàn bộ những hoa văn trên đều có nhiều ý nghĩa khác nhau, cầu mong cho những người sống trong ngôi nhà sự bình an, may mắn và hạnh phúc.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Hotline: 0977463840
    Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 0977463840