Những căn nhà truyền thống của người Việt Nam ta có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam (thời Lê Trung Hưng, triều Nguyễn) để có thể phân biệt được trong nền kiến trúc nhà gỗ cổ phương Đông
- Hệ dốc mái thẳng
- Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên
- Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới
1. Mái nhà – Nhà gỗ cổ truyền
Với lối kiến trúc nhà gỗ cổ truyền thống của người Việt Nam thì triền mái thẳng, không cong nhưng lại hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình nhất là đối với hệ mái đình. Góc mái (tàu đao) làm cong uốn ngược còn được gọi là đao quật.
Trong lối kiến trúc nhà gỗ cổ truyền của người Trung Hoa hay người Nhật tuy cũng mái cong vươn ra nhưng chỉ hơi hếch ở góc mái còn thân mái võng xuống, dốc nhiều ở đỉnh rồi xoài dần khi xuống diềm mái.
Việc trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao. Trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện được tinh thần của ngôi nhà và được làm từ đất nung hay vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đính mái gắn con kìm (long nghê hay cá chép hóa rồng) ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp hay lạc long thủy quái. “Khu đĩ” thường được để trống thông thoáng và có chạm yến trang trí gọi là “vỉ ruồi”.
Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây kẻ hay bẩy. Đây là một thanh gỗ đặt chéo theo triền dốc mái khi đến diềm mái thì vươn ra bằng nguyên tắc đòn bẩy.
2. Cột – Nhà gỗ cổ truyền
Cột chính là phần đỡ chính của công trình khi mà toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột tròn, to, mập phình ra ở giữa. Tiết diện của cột thường là cột thân trong nhưng cũng có khi là dùng cột vuông.
Sức nặng công trình được đặt lên các cột, các cột lại được đặt trên các chân trụ chứ không phải là được chôn xuống đất như thông thường. Và chính bởi sức nặng của công trình đã giúp cho các trụ cột trở nên chắc chắn và hoạt động một cách ổn định, vững vàng.
Căn nhà gỗ cổ truyền được xây theo các vì nhà và sau đó các vị được dựng lên nối với nhau bằng các thanh xà ngang, xà ngưỡng tạo thành một hình hộp. Sau đó thì mới lớp mái và làm tường nhà. Vì nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là “gian”. Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiến trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ tuy rất trung thành thành với kiến trúc cổ Việt Nam.
3. Chạm khắc – Nhà gỗ cổ truyền
Trong kiến trúc nhà cổ truyền thống, việc chạm trổ, điêu khắc trên các thanh gỗ là một phần rất quan trọng bởi nó thể hiện được tinh thần cũng như là tính thẩm mỹ của công trình. So với lối kiến trúc của người Trung Hoa thích vẽ hình và sơn màu sắc, sặc sỡ. Còn kiến trúc dân gian Việt Nam lại tường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ.
4. Thước tầm – Nhà gỗ cổ truyền
Theo kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam thì tất cả các kích thước tính của công trình đều dược theo thước tầm (một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ). Đây chính là một trong những điều độc đáo theo các phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm chính là module của kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam để tạo ra được vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái so với phần chân cột, sự thích hợp với chủ đầu tư.